Just a moment...

TÂN SINH VIÊN BẢO TÀNG - SUY NGHĨ VÀ CẢM NHẬN

01
01
'70

Đối với chúng tôi mà nói, ngành Bảo Tàng Học vốn dĩ không phải là ngành ban đầu mà chúng tôi ưu tiên, nói đúng hơn là nó giống một “ngành dự bị” cho con đường tương lai của chúng tôi để cầm chắc trong tay tấm bằng đại học thay vì một ngành mà chúng tôi lựa chọn vì đam mê. Nói cách khác, theo một vài sinh viên trong lớp chúng tôi thì đó là lựa chọn chống “tạch” đại học.

Đối với chúng tôi mà nói, ngành Bảo Tàng Học vốn dĩ không phải là ngành ban đầu mà chúng tôi ưu tiên, nói đúng hơn là nó giống một “ngành dự bị” cho con đường tương lai của chúng tôi để cầm chắc trong tay tấm bằng đại học thay vì một ngành mà chúng tôi lựa chọn vì đam mê. Nói cách khác, theo một vài sinh viên trong lớp chúng tôi thì đó là lựa chọn chống “tạch” đại học.Nhưng, sau khi đã trải qua gần hai học kì được gặp gỡ, giúp đỡ bởi cô chủ nhiệm cùng các giảng viên đại học và tiếp xúc với các bộ môn đại cương lẫn chuyên ngành trong một môi trường đại học mới lạ thì tất cả chúng tôi đều phải chấp nhận một sự thật là chúng tôi đã sai. Một phần vì ngành Bảo Tàng Học vốn không khô khan như chúng tôi nghĩ, phần còn lại thì có lẽ do nó không dễ qua môn.Nghe có vẻ khá mơ hồ nhưng với Bảo Tàng Học, chúng tôi được dạy về sự tỉ mỉ, về cái tâm của nghề, về cách nhìn nhận mọi sự vật sự việc xung quanh mình theo nhiều chiều hướng chứ không rập khuôn vô bất kì tiêu chuẩn nào và từ đó chính là tiền đề, là nền cho những buổi thực hành, và cũng là mở đầu cho một tư duy cảm nhận sự vật, hiện tượng về sau.Chúng tôi được dạy phải nghiên cứu một cổ vật ra sao, nhận biết niên đại của cổ vật đó như thế nào với môn Khảo Cổ Học Đại Cương. Hay thi thoảng còn được du lịch đây đó, khám phá những vùng đất mới, chạm vào các nền văn minh xưa cổ như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc,… với môn Lịch Sử Văn Minh Thế Giới hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu về Việt Nam, quê cha đất tổ mà chúng tôi đang sinh sống và học tập với môn Lịch Sử Việt Nam.Và bạn hãy nhìn xem, tất cả những người thầy, người cô ấy, cũng chỉ là những người bình thường như bao người, không phải một danh họa nổi tiêng, không phải một nhà điêu khắc đại tài cũng chẳng phải một diễn viên, ca sĩ, idol được giới trẻ yêu thích, họ chỉ đơn giản là những người truyền cảm hứng nhưng lại mang đến một nguồn năng lượng rất lớn cho chúng tôi.Chúng tôi say mê cái cách cô dạy môn Lịch Sử Mỹ Thuật dùng trái tim cảm nhận một tác phẩm nghệ thuật và dùng đôi mắt tinh tường của cô để chỉ ra những đường nét, gam màu, hàm ý và giá trị mà chúng tôi không thể nhìn thấy được của tác phẩm ấy. Chúng tôi ngưỡng mộ sự hiểu biết sâu rộng hay có thể nói “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” thông qua những bài giảng cuốn hút đến từng “chân tơ kẽ tóc” của thầy Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Ở Việt Nam. Đặc biệt là môn Mỹ Học Đại Cương đã đưa chúng tối đến một vùng đất xinh đẹp mà ở đó, cái đẹp không còn dùng để đánh giá một con người nữa mà thay bằng cảm nhận bằng tất cả các giác quan của cơ thể thậm chí là cảm thụ bằng cả linh hồn của một con người.Trải qua hai học kì, dần dần, những bài học của các thầy, các cô như thấm nhuần vào máu chúng tôi, nó sôi sục trong tim chúng tôi giống như cái ngọn lửa của tuổi trẻ cháy rực trên từng thớ cơ non nớt đầy nhiệt huyết. Chúng tôi cảm nhận được cái gọi là “sức trẻ”, là “thanh xuân” lại một lần nữa cuồn cuộn lên như từng đợt sóng thần dưới những “cột sống genz” mà chúng tôi vẫn thường trêu đùa là “già cỗi”.Cái sự nhiệt huyết, cái niềm đam mê với một ngành nghề nào đó, đã lâu rồi, chúng tôi bị quên đi mất lại một lần nữa trỗi dậy bởi những bài giảng lôi cuốn, những tiết học sinh động và đặc biệt không thể thiếu đó là sự tận tâm, tận tụy của các thầy, cô.Và đó là tất cả những lời hoa mỹ nhất mà chúng tôi dùng hết tâm sức để nói về ngành học của mình, ngành Bảo Tàng Học. một ngành nghề mà khi nói đến ai cũng sẽ đặt ra một câu hỏi rằng:“Học ngành này ra, làm cái gì mà ăn?” Chúng tôi cũng xin đáp lại câu nói đó rằng, chúng tôi, những sinh viên ngành Bảo Tàng Học, chẳng có gì ngoài sức trẻ, ngoài nhiệt huyết và bây giờ thì có thêm một niềm đam mê rực cháy trong tim và chúng tôi chẳng có gì để mất cả, vậy thì việc gì chúng tôi phải sợ hãi gian nan, thử thách? Chúng tôi từng nghe đâu đó câu nói:“Học là để tích lũy kinh nghiệm. Học là để rèn luyện bản thân. Học là để mài giũa con người. Học là để phát huy trí tuệ, tài năng và nếu có đam mê thì cứ theo đuổi. Đừng sợ sau này ta sẽ không có gì mà hãy sợ rằng sau này ta không còn sức trẻ bởi đồng tiền chỉ là phù du, còn giá trị con người là mãi mãi.”
-TẬP THỂ LỚP 21DBT_BẢO TÀNG 14-
Từ khóa:

Sự kiện

Mạng xã hội