GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHOA DI SẢN VĂN HOÁ

01
01
'70

Với bề dày kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy, trong những năm qua hàng ngàn sinh viên khoa Di sản văn hóa đã tốt nghiệp, phát triển sự nghiệp trong các bảo tàng tổng hợp, chuyên ngành, danh nhân; các di tích; khu di sản; điểm du lịch; bộ phận, phòng Quản lý di sản ở địa phương và các viện, trung tâm nghiên cứu, trường học,…

Khoa luôn chú trọng đổi mới chương trình và nội dung đào tạo, để mang lại cho các bạn hành trang đầy đủ vững vàng cho những thách thức của công việc tại bảo tàng và các điểm di sản, du lịch, thúc đẩy việc tư liệu hóa, nhận diện các giá trị và bản sắc, góp phần bảo vệ, quản lý và phát huy các giá trị của di sản trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa như hiện nay.

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

KHOA DI SẢN VĂN HOÁ

* NGÀNH BẢO TÀNG HỌC:

Trong hơn bốn thập kỷ, Khoa Di sản văn hóa (tiền thân Khoa Bảo tồn Bảo tàng) của Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo ngành Bảo tàng học, cung cấp cho người học về lý thuyết đương đại và thực hành công việc bảo tàng, bảo tồn di tích. Đến nay, ngành Bảo tàng học đang được khoa tổ chức đào tạo với 02 chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng và Bảo quản hiện vật bảo tàng (chuyên ngành này tại Việt Nam duy nhất chỉ có Trường Đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức đào tạo).

 Chương trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng và thái độ về quy trình vận hành, quản lý bảo tàng, nhìn nhận vai trò của bảo tàng đối với xã hội và cộng đồng; nhấn mạnh đến nghiên cứu liên ngành về bảo tàng và di sản. Có cái nhìn khái quát về di tích lịch sử văn hóa, phân loại di tích, đặc điểm các loại di tích và các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Việt Nam. Hiểu được nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của các hiện vật, di vật và cổ vật trong các bảo tàng, di tích và các nơi thờ tự,...

 Kiến thức:

 Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn vào giải quyết các vấn đề lý luận có liên quan đến ngành Bảo tàng học.

 Nhận biết và giải thích về Hán ngữ cơ sở và chữ Nôm.

 Vận dụng các kiến thức về tiếng Anh, công nghệ thông tin, tín ngưỡng và tôn giáo, lịch sử Việt Nam, lịch sử mỹ thuật thế giới và Việt Nam, điền dã dân tộc học, khảo cổ học đối với các hoạt động ngành Bảo tàng học.

 Vận dụng và phân tích các hoạt động nghiệp vụ bảo tàng: sưu tầm, kiểm kê hiện vật bảo tàng, quản lý và bảo quản hiện vật, di vật, cổ vật, trưng bày và giáo dục bảo tàng.

 Vận dụng và phân tích các hoạt động nghiệp vụ bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

 Vận dụng và phân tích các hoạt động nghiệp vụ obảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

 Phân tích và tổng hợp kiến thức bảo quản (phòng ngừa và trị liệu), xử lý hiện vật theo từng chất liệu.

 Kỹ năng:

 Kỹ năng đọc và hiểu văn tự Hán, Nôm; sử dụng (nghe, nói, đọc, hiểu) tiếng Anh; công nghệ thông tin để hoàn thành tốt các công việc thuộc ngành Bảo tàng học.

 Kỹ năng thực hiện các hoạt động điền dã: khảo cổ học và điền dã dân tộc học.

 Kỹ năng thực hiện chính xác các hoạt động nghiệp vụ của ngành Bảo tàng học:

 Kỹ năng về các hoạt động nghiệp vụ bảo tàng.

 Kỹ năng về các hoạt động nghiệp vụ bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

 Kỹ năng về các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

 Kỹ năng thực hiện chính xác và có sự sáng tạo trong việc bảo quản hiện vật theo từng chất liệu.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 Năng lực tự chủ: có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, làm việc độc lập, tác phong làm việc chuyên nghiệp thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.

Có trách nhiệm (với cá nhân và với tập thể) trong công việc đảm nhận; tuân thủ quy định của cơ quan, bảo mật thông tin của tổ chức; trung thực, tự tin, yêu nghề nghiệp.

* CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (Ngành Quản lý văn hóa):

Với những thách thức của thế kỷ 21 cùng với việc mở rộng du lịch di sản trên toàn thế giới đã làm tăng nhu cầu về các chiến lược quản lý, bảo tồn, diễn giải và phát huy giá trị di sản. Từ năm 2017, Khoa Di sản văn hóa, Đại học Văn hóa Tp. HCM triển khai đào tạo bậc đại học chuyên ngành Quản lý Di sản Văn hóa (thuộc ngành Quản lý văn hóa), nhằm mục đích khám phá bản chất đa ngành của môi trường di sản. Trong dòng chảy phát triển không ngừng, Khoa đã liên tục đổi mới chương trình, chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Năm 2020, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã đổi tên và chỉnh sửa nội dung của chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý Di sản Văn hóa thành chuyên ngành Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch nhằm đáp ứng với nhu cầu đổi mới và phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Đây được coi là bước tiến mạnh mẽ của Khoa Di sản văn hóa khi mạnh dạng gắn kết hai yếu tố là di sản và du lịch vào chương trình giảng dạy.

Kiến thức:

Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Việt Nam,... để nhận diện các vấn đề về văn hóa, kiến thức an ninh, quốc phòng và giáo dục thể chất để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ tổ quốc.

Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học, xã hội và nhân văn, chính sách pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ sở văn hóa Việt Nam, lịch sử văn minh thế giới, mỹ học, tâm lý học, xã hội học, tiếng Việt thực hành, lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam làm nền tảng để nghiên cứu liên ngành

Áp dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận văn hóa, khoa học quản lý, đại cương Nghệ thuật học, phương pháp nghiên cứu khoa học Văn hóa, văn hóa dân gian Việt Nam, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, phương pháp định tính, định lượng,...để giải quyết vấn đề phát sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng như nhận diện các giá trị di sản văn hóa và khai thác phát triển du lịch

Áp dụng các kiến thức có tính hệ thống, khoa học về quản lý văn hóa: chính sách văn hóa, xã hội, quản lý nhà nước về văn hóa, phát triển đời sống văn hóa cộng đồng và một số kiến thức tự chọn theo hướng dẫn nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn, hoặc tự chọn tùy ý để tích lũy đủ học phần quy định như: kỹ năng giao tiếp và ứng xử, làm nhóm, giải quyết xung đột, tổ chức sự kiện, chuyên sâu về đạo đức nghề nghiệp, di tích lịch sử văn hóa, marketing di sản văn hóa, marketing dịch vụ du lịch, xúc tiến du lịch, thiết kế và điều hành tour,... để có thể làm việc trong môi trường hiện đại, đa dạng văn hóa nhưng cũng gắn kết với bản sắc, nền tảng di sản và đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch

Áp dụng được kiến thức về công nghệ thông tin, tiếng Anh và Hán ngữ cơ bản để đáp ứng yêu cầu công việc quản lý văn hóa, nghiên cứu di sản và khai thác phát triển du lịch trên nền tảng di sản.

Kỹ năng:

Có khả năng vận dụng các kỹ năng về quản lý di sản, quản lý các hoạt động văn hóa quần chúng, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, công tác xã hội, xây dựng và quản lý dự án văn hóa nghệ thuật, quản lý Nhà nước về du lịch để thực hiện công tác quản lý hoạt động văn hóa xã hội, quản lý di sản và phát triển du lịch

Có khả năng vân dụng các kỹ năng nghiên cứu, điều tra, nhận diện giá trị di sản văn hóa phi vật thể, xây dựng hồ sơ tư liệu hóa về di sản, bảo tồn không gian văn hóa giáo dục, phổ biến các giá trị di sản văn hóa , quay phim chụp ảnh thực hành phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Vận dụng kĩ năng quản lý, bảo quản hiện vật, di vật và cổ vật, nghiên cứu thị trường di sản các phương pháp phân loại, marketing các di sản văn hóa

Có khả năng vận dụng các kỹ năng về nghiệp vụ du lịch, thiết kế và điều hành tour, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kĩ năng hoạt náo du lịch, tổ chức hoạt động xúc tiến và quản bá du lịch cho các cơ quan địa phương, điểm đến du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Có khả năng thiết kế, thu thập thông tin trong nghiên cứu văn hóa theo phương pháp định lượng, thuyết trình, giải quyết xung đột, tiến hành khảo sát, tìm hiểu, phân tích, thuyết minh, giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, một số hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật, viết khóa luận tốt nghiệp

Có thể sử dụng tiếng Anh để diễn đạt, ứng xử tình huống, viết báo cáo có nội dung đơn giản, đọc và hiểu văn tự Hán, Nôm sử dụng kĩ năng về công nghệ thông tin, để đáp ứng yêu cầu trong việc quản lý văn hóa, đặc biệt là về di sản văn hóa và phát triển du lịch.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Làm việc độc lập, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm

Có trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm chuyên môn, sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao

Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần học tập suốt đời

Cam kết bảo vệ, xây dựng và phát triển văn hóa địa phương với tinh thần toàn cầu

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về văn hóa.

Với bề dày kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy, trong những năm qua hàng ngàn sinh viên khoa Di sản văn hóa đã tốt nghiệp, phát triển sự nghiệp trong các bảo tàng tổng hợp, chuyên ngành, danh nhân; các di tích; khu di sản; điểm du lịch; bộ phận, phòng Quản lý di sản ở địa phương và các viện, trung tâm nghiên cứu, trường học,…

Khoa luôn chú trọng đổi mới chương trình và nội dung đào tạo, để mang lại cho các bạn hành trang đầy đủ vững vàng cho những thách thức của công việc tại bảo tàng và các điểm di sản, du lịch, thúc đẩy việc tư liệu hóa, nhận diện các giá trị và bản sắc, góp phần bảo vệ, quản lý và phát huy các giá trị của di sản trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa như hiện nay.

BTT - KDSVH

Từ khóa:

Sự kiện

Mạng xã hội