Just a moment...

CẢM NHẬN SINH VIÊN VỀ “TÍN NGƯỠNG THỜ VUA HÙNG” CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY.

01
01
'70
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
CẢM NHẬN SINH VIÊN VỀ “TÍN NGƯỠNG THỜ VUA HÙNG” CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY.
Lớp : D19QLDS (Đại học quản lý di sản 3)
Đã từ ngàn đời nay, đối với mỗi người dân nước Việt, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành một biểu tượng tinh thần, mang bản sắc văn hóa độc đáo, kết thành ý thức nguồn cội, nghĩa đồng bào và trở thành yếu tố nội lực tạo nên sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Câu ca dao nhắc nhở mỗi người báo đáp công ơn của tổ tiên nguồn cội – những người đã dựng nước và giữ nước. Giỗ tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng là biểu hiện cụ thể nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thể hiện sự gắn bó của cộng đồng, khẳng định dân tộc Việt Nam có chung một cội nguồn, cả nước cùng tôn thờ một vị Vua Tổ. Thờ cúng Hùng Vương không phân biệt huyết thống, dòng họ, không phân chia địa lý, vùng miền, dân tộc điều đó làm nên giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, làm nên sức mạnh khối đoàn kết dân tộc. Có lẽ trên thế giới chưa có nơi nào cả nước lại có tín ngưỡng thờ tổ tiên chung như dân tộc Việt Nam.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống của đông đảo người Việt Nam, gắn với thờ cúng Tổ tiên là một biểu hiện nhất quán của văn hóa truyền thống dân tộc, được xem như một biểu tượng phản ánh tinh thần dân tộc, ý thức dân tộc và sự kết nối cộng đồng của người Việt Nam.
Những không gian Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ấy chính là sự hồi cố về quá khứ, về lịch sử, là những bằng chứng sinh động và đầy sức thuyết phục về sự lưu truyền và phát triển của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng người Việt. Các di tích và địa điểm thờ tự Vua Hùng ở khắp nơi luôn được người Việt bảo tồn, gìn giữ và xây dựng là minh chứng cụ thể và sinh động, khẳng định giá trị tâm linh bền vững trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Chính từ không gian văn hóa rộng lớn này, trong tâm thức bao đời, ý thức dân tộc, ý thức lịch sử, ước nguyện cộng đồng trong tư duy văn hóa người dân qua hàng nghìn năm, luôn luôn hòa quyện một cách tự nhiên, hình thành nên một lẽ sống, một đạo lý tri ân, điểm đồng quy về ý thức cộng đồng - quốc gia - dân tộc, kết tinh thành dòng chảy bất tận trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.
Là một sinh viên có niềm yêu thích về những di sản văn hóa Việt Nam, em mong tương lai nước Việt chúng ta sẽ luôn kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể này, nhằm tạo nên sự hài hòa giữa nét cổ xưa và hiện đại ngày nay trong “linh hồn” di sản.
Nguồn ảnh: Di sản Việt

Từ khóa:

Sự kiện

Mạng xã hội