TỔNG QUAN VỀ KHOA DI SẢN VĂN HÓA

01
01
'70

Hệ Bảo tồn bảo tàng được thành lập năm 1977, với nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng cho các cơ quan bảo tồn bảo tàng ở các tỉnh phía Nam; là khoa chuyên môn được hình thành trong những năm đầu thành lập trường. Từ năm 2007, Khoa đổi tên thành Khoa Di sản văn hóa.

Khoa Di sản văn hoá là đơn vị sự nghiệp thuộc trường Đại học Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh có chức năng đào tào nguồn nhân lực trong lĩnh vực di sản văn hoá, bảo tàng học và quản lý văn hoá về di sản văn hoá. Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, khoa Di sản văn hoá đã đào tạo hàng ngàn cán bộ phục vụ cho ngành Bảo tàng học, di sản văn hoá nói riêng và ngành văn hóa nói chung từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học với các hình thức đào tạo như chính qui, vừa làm vừa học, liên thông, đào tạo chuyên tu, ngắn hạn,… Ngành nghề đã đào tạo là Bảo tàng học (chuyên ngành Bảo tồn Bảo tàng và Bảo quản hiện vật bảo tàng), Quản lý văn hóa (Chuyên ngành Quản lý Di sản văn hoá). Chất lượng đào tạo của khoa ngày càng được khẳng định, sản phẩm đào tạo được các đơn vị sử dụng nguồn đào tạo trong xã hội đánh giá cao.

Ngành Bảo tàng học cung cấp về lý thuyết đương đại và thực hành công việc bảo tàng, bảo tồn di tích. Chương trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng và thái độ về quy trình vận hành, quản lý các bảo tàng, nhìn nhận vai trò của bảo tàng đối với xã hội và cộng đồng; nhấn mạnh đến nghiên cứu liên ngành về bảo tàng và di sản. 

Bên cạnh đó, Khoa Di sản văn hóa cũng đã mở chuyên ngành đào tạo về Bảo quản hiện vật bảo tàng. Chương trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo quản một số chất liệu hiện vật cụ thể ví như: vải, giấy, gốm sứ, kim loại…

Thách thức của thế kỷ 21 và việc mở rộng du lịch di sản trên toàn thế giới đã làm tăng nhu cầu về các chiến lược quản lý,  bảo tồn và diễn giải và phát huy giá trị di sản. Năm 2017, Khoa Di sản văn hóa triển khai đào tạo chuyên ngành Quản lý Di sản văn hóa (thuộc ngành Quản lý văn hóa), nhằm mục đích khám phá bản chất đa ngành của môi trường di sản. Chương trình này trang bị sự hiểu biết, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá bối cảnh các vấn đề về di sản văn hóa. Nói cách khác, giúp người học cách hiểu tất cả các khía cạnh của lý thuyết và thực hành quản lý di sản, có được kinh nghiệm thực tế với các chuyên gia trong lĩnh vực di sản, và phát triển kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp của ngành di sản. Đến năm 2020 chuyên ngành này được thay đổi tên thành chuyên ngành Quản lý Di sản văn hóa và phát triển du lịch để phù hợp với nhu cầu của xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa. 

Hàng ngàn sinh viên đã tốt nghiệp, phát triển sự nghiệp trong các bảo tàng tổng hợp, chuyên ngành, danh nhân; các di tích và khu di sản; bộ phận Quản lý di sản ở địa phương và các viện, trung tâm nghiên cứu, trường học…

Mời các bạn đến với các ngành đào tạo của Khoa Di sản văn hóa!

Từ khóa:

Sự kiện

Mạng xã hội