ĐIỂM TIN: VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

01
01
'70

Tết năm mới Chôl Chnăm Thmây là lễ hội lớn nhất của đồng bào Khmer, thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những ngày này, đến với các ngôi chùa hay các phum, sóc vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ, du khách phương xa sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmay” là “Năm Mới.” Theo quan niệm của đồng bào, đây là thời kỳ tiếp giáp giữa hai mùa mưa nắng với cây cỏ tốt tươi… nên được đồng bào coi như sự khởi đầu của một năm thuận lợi. Tết Chôl Chnăm Thmây thường diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm. Đây không chỉ là lễ hội để đoàn kết cộng đồng mà còn là dịp để con người cộng cảm với thiên nhiên (qua nghi thức cầu mưa); không chỉ là dịp đồng bào thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mà còn là dịp để tưởng nhớ tổ tiên quá vãng. Đối với người Khmer, chùa là nơi tôn nghiêm và cũng chính là ngôi nhà chung của cả cộng đồng. Vì vậy tất cả các lễ hội đều tập trung tại chùa, đặc biệt là lễ đón Tết Chôl Chnăm Thmây. Trong ngày Tết đầu tiên - Chôl sangkran Thmây, người Khmer sẽ chọn giờ tốt nhất để đón Chư Thiên năm mới.
Ngày Tết thứ hai - Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày), mọi người bày tỏ lòng thành tâm theo sự hướng dẫn của vị Achar, mọi người làm lễ “Đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa để mong gặp được điều lành. Tập tục này gắn với thuật cầu mưa của người xưa, cũng nhằm xoá tội lội một năm qua đã làm.
Ngày Tết thứ ba - Lơm săk, còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Là nghi thức có nhiều phước báu, thể hiện đức tin của người khmer về Phật pháp, đồng thời tẩy rửa mọi đều không may mắn trong năm cũ bước sang năm mới với một thân thể mới, bình an đến bản thân và gia đình
Trong đó họ tổ chức lễ tắm ông bà, cha mẹ, tượng trưng cho sự báo hiếu.
Do thấm đẫm triết lý vô thường của Phật giáo nên Tết năm mới chính là dịp thuận tiện nhất để đồng bào Khmer “làm phước.” Do đó phần lớn các lễ hội Khmer đều được gọi là “Bund”, nghĩa là “đám phước” theo tinh thần vô ngã vị tha của Phật giáo. Chính điều này làm nên vẻ đẹp tâm hồn cao quý và tính cách an nhiên, hiếu hòa rất đáng trân trọng của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Vừa qua ngày 14/04 sinh viên khoa Di sản Văn hóa đã có những hoạt động ý nghĩa xoay quanh tết Chôl Chnăm Thmây tại Chùa Sóc thuôc xã Lộc Khánh huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước. Đây là những trải nghiệm quý báo giúp các bạn tiếp cận nhiều văn hóa để tăng sự hiểu biết và vốn kiến thức phục vụ cho quá trình học tập tại nhà trường
Người viết bài: Lâm Đà Rô (Đại học quản lý di sản văn hóa 3)
Từ khóa:

Sự kiện

Mạng xã hội